Thiết kế chiếu sáng là một hoạt động “nghệ thuật” ẩn mình đằng sau sự tinh tế, sang trọng của ngôi nhà. Bởi ánh sáng không chỉ đơn thuần là nguồn chiếu sáng mà còn có khả năng thay đổi cảm xúc, tạo điểm nhấn và tôn lên vẻ đẹp của không gian. Vậy tính toán thiết kế chiếu sáng như thế nào cho hợp lý? Hãy cùng Hoàng Minh Group khám phá các nguyên tắc, tiêu chuẩn để thiết kế chiếu sáng hiệu quả, chính xác nhất nhé!

1.  Các bước tính toán thiết kế chiếu sáng

1.1. Các bước thiết kế chiếu sáng trong nhà

Bạn có thể áp dụng các bước tính toán chiếu sáng sau:

  • Bước 1: Xác định mục đích sử dụng căn phòng và mức độ chiếu sáng mong muốn. Có thể là chiếu sáng chức năng, chiếu sáng tổng thể hay tạo điểm nhấn cho không gian… Ngoài ra, nên xác định cảm xúc, bầu không khí mỗi không gian.
  • Bước 2: Thực hiện các bước tính toán thiết kế, cân đối theo ngân sách của gia chủ.
  • Bước 3: Dùng các công thức đã được đề cập ở trên. Xác định số lượng đèn cần dùng, lựa chọn nguồn sáng phù hợp. Lưu ý cân nhắc sử dụng công thức phù hợp cho từng không gian
  • Bước 4: Hoàn chỉnh bản thiết kế với đầy đủ thông tin. Ngoài ra, thiết kế bản vẽ mô phỏng ánh sáng trong nhà.

1.2. Các bước bước tính toán thiết kế chiếu sáng ngoài trời

  • Để tính toán chiếu sáng ngoài trời. Các bước tương tự cũng áp dụng.
  • Tuy nhiên bạn cần xác định rõ ràng về mong muốn, nhu cầu của gia chủ khi sử dụng không gian ngoài trời.
  • Đồng thời tham khảo chính xác tiêu chuẩn ánh sáng phù hợp cho không gian mở ngoài trời.

2. Tính toán thiết kế chiếu sáng cho từng không gian

2.1. Tính toán thiết kế chiếu sáng nhà phố

  • Thiết kế chiếu sáng nhà phố là một bước quan trọng để đảm bảo không gian ngôi nhà ấm cúng, thẩm mỹ và hài hòa.
  • Ngoài việc chọn những loại đèn có thiết kế phù hợp với phong cách của ngôi nhà. Như đèn spotlight, đèn downlight, đèn gắn tường, đèn ốp nổi… Bạn cũng nên lưu ý đến việc bố trí đèn sao cho hợp lý, cân bằng và tiết kiệm điện năng.
  • Một giải pháp hiệu quả là sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh. Cho phép bạn điều khiển ánh sáng theo ý muốn. Tùy biến theo từng không gian và thời điểm. Đồng thời đảm bảo an toàn và tiện lợi cho người dùng.

2.2. Thiết kế chiếu sáng cho căn hộ

Khi thiết kế chiếu sáng cho căn hộ, cần đặc biệt quan tâm tới các điểm như:

  • Xác định đúng mục đích sử dụng của từng không gian, đảm bảo thiết kế ánh sáng phù hợp nhất, chẳng hạn, không gian làm việc cần ánh sáng trắng để dễ dàng tập trung, không gian nghỉ ngơn nên dùng ánh sáng vàng để tạo sự ấm áp, thư giãn…
  • Hãy tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên để tạo ra không gian sống thông thoáng, gần gũi với thiên nhiên.
  • Phân bổ ánh sáng phù hợp cho từng không gian, chọn vị trí lắp đặt đèn phù hợp với thói quen, sở thích về chế độ sinh hoạt của gia chủ.

2.3. Thiết kế chiếu sáng phòng khách

  • Trong thiết kế chiếu sáng phòng khách, điều quan trọng nhất là phải tạo được sự cân bằng giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
  • Bố trí hợp lý các khung cửa hứng nắng để giúp không gian thêm thoáng mát, tươi sáng và tiết kiệm điện năng.
  • Điểm tô các nguồn sáng nhân tạo một cách hài hòa để tạo ra những hiệu ứng chiếu sáng độc đáo, có tính thẩm mỹ cao.
  • Với các nguồn sáng nhân tạo, nên ưu tiên các loại đèn có thiết kế đẹp, chất lượng cao và có thể điều chỉnh được độ sáng phù hợp mỗi khung giờ trong ngày.

2.4. Thiết kế chiếu sáng văn phòng

Văn phòng là không gian làm việc chuyên nghiệp, yêu cầu sự tập trung cao độ để đảm bảo hiệu quả, hiệu suất công việc. Do đó, khi thiết kế chiếu sáng văn phòng cần lưu ý về:

  • Tuân thủ các quy chuẩn về tiện ích thị sáng, sản phẩm lắp đặt.
  • Đảm bảo ánh sáng phù hợp hoạt động làm việc, bao gồm độ rọi, độ đồng đều, chỉ số hoàn màu, mật độ công suất và hệ số chói loá.
  • Bố trí hài hòa giữa ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo. Ưu tiên lựa chọn ánh sáng trắng để tăng khả năng tập trung.

2.5. Thiết kế chiếu sáng phòng bếp

  • Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo ra một không gian bếp tiện nghi, thẩm mỹ chính là anh sáng.
  • Ánh sáng không chỉ giúp hoạt động nấu nướng trở nên dễ dàng, món ăn trông ngon mắt hơn mà còn tạo cảm giác ấm cúng, thoải mái cho gia đình.
  • Vì vậy, khi thiết kế chiếu sáng phòng bếp nên:
    • Thiết kế chiếu sáng tổng thể với đèn trần, đèn ốp tường hoặc đèn LED dây… để đảm bảo ánh sáng bao phủ đều.
    • Sử dụng đèn treo, đèn chùm hoặc đèn hắt… chiếu sáng trực tiếp tại các khu vực bếp, bồn rửa giúp gia chủ dễ dàng thao tác, tránh các tai nạn không mong muốn.

Thế giới đầy tính nghệ thuật của thiết kế chiếu sáng cũng không thể bỏ qua những nguyên tắc, tiêu chuẩn căn bản. Những quy chuẩn này sẽ giúp bạn tạo ra những không gian chiếu sáng hài hòa, phù hợp với mục đích sử dụng và phong cách cá nhân. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có những ý tưởng độc đáo để thiết kế, bố trí chiếu sáng cho ngôi nhà của mình.

Hoàng Minh Group

Hoàng Minh là Nhà phân phối Thiết bị điện thông minh Lumi. Khoá thông minh Philips, Kaadas, LuVit ( Việt – Tiệp ), PHGLock số 01 tại Đà Nẵng.

Add: 01 Lê Tấn Toán, P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà, Tp.Đà Nẵng

Hotline : 0779.43.7999.

Facebook: Nhà thông minh – Hoàng Minh Group

Một số bài viết cùng chủ đề mà bạn có thể tham khảo nếu cần nhé:

  1. LUMI LIGHTING – NGHỆ THUẬT SÁNG TẠO TRÊN TỪNG KHÔNG GIAN
  2. CÁC LỖI THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG THƯỜNG GẶP – BẠN CÓ ĐANG MẮC PHẢI?
  3. BỐ TRÍ ÁNH SÁNG SAO CHO HỢP LÝ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0779.43.7999
Nhắn tin facebook Zalo: 0779437999 SMS: 0779437999